CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÓA DƯỢC IPM
logohoaduocipm@gmail.com
0904.681.087
Liên hệ

Cúc ngải vàng – “Thần dược” trong Hy Lạp cổ đại

Tác giả : IPM Ngày : Tháng Hai 10, 2022 Lượt xem : 29769

Cúc ngải vàng, loài hoa “thần thoại” từ Hy Lạp cổ đại

Chắc hẳn chúng ta đều từng ít nhiều được nghe tới ngôi đền thờ thần Athena mang tên Parthenon. Là thành tựu rực rỡ của kiến trúc Hy Lạp được khởi xây vào thế kỷ 5 trước công nguyên, cho tới nay Parthenon đã trở thành công trình nổi tiếng nhất của một Hy Lạp cổ đại thời xưa còn sót lại. Thế nhưng, rất ít người biết tới câu chuyện diệu kỳ trong quá trình hình thành ngôi đền thần thoại này.

Theo sử sách còn lưu truyền, một người công nhân khi thi công vận chuyển những tảng đá lên dựng đền đã vô tình bị tai nạn. Mọi người lo lắng tìm đủ cách để cứu anh chàng đang phải vật lộn trước những cơn đau và đợt sốt kéo theo từ chấn thương không được sơ cứu tốt. Và rồi, may mắn khi chàng trai đã được cứu sống nhờ một loại thảo dược quý. Thảo dược ấy được đặt tên là Parthenium: ghép từ tên đền Parthenon là nơi khởi nguồn và hậu tố – nium để chỉ tới thành phần quý hiếm nó mang giữ.

Từ đây, Công dụng của Parthenium được truyền tai, sử dụng phổ biến khắp Hy Lạp cổ đại tới các vùng lân cận, lan sang cả khu vực khác tại Tây Âu, Bắc Âu thậm chí châu Mỹ, châu Phi. Người ta thường sử dụng loài hoa này với mục đích giảm đau, hạ sốt, chống viêm trong viêm khớp, viêm da, giãn mạch, chống co thắt trong hen suyễn … và điều hòa thần kinh, giảm căng thẳng.

Đến năm 1963, nhờ sự góp mặt trong cuốn sách Gerad’s Herbal với khuyến cáo được sử dụng làm thảo dược chữa chứng đau nửa đầu, hành trình cứu giúp sức khỏe con người của Cúc ngải vàng đã chính thức bước sang một chương mới huy hoàng và chuyên biệt vào các bệnh cụ thể hơn.

Các nhà khoa học hiện đại đã phân tích kỹ thành phần của cúc ngải vàng để tìm ra cơ chế chống đau nửa đầu, tác dụng hỗ trợ phòng cơn đau. Kết quả, họ tìm ra tới hơn 30 loại hợp chất terpen thuộc nhóm Sesquiterpene lactones, trong đó có 85% là Parthenolide, các hợp chất Flavonoids.

Cúc ngải vàng có các hoạt chất hỗ trợ giúp ngăn ngừa tình trạng tạo cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, giảm co thắt cơ trơn mạch máu não, góp phần điều hòa co giãn mạch máu ở người bệnh, phần nào ức chế tổng hợp các Prostaglandin hình thành phản ứng viêm.

Tạp chí Sức khỏe Anh Quốc đã mô tả lại tình trạng bệnh của bà cụ 68 tuổi mắc bệnh đau nửa đầu từ khi lên 16, sau khi sử dụng Cúc ngải vàng được 10 tháng, các cơn đau đầu của bà đã giảm sút.

Các nhà khoa học hiện đại đã phân tích kĩ càng thành phần của Cúc ngải vàng để tìm ra cơ chế chống đau nửa đầu hiệu quả về cả tác dụng phòng cơn đau, giảm tần suất và cường độ đau của loài hoa quý này. Kết quả tìm ra tới hơn 30 loại hợp chất terpen thuộc nhóm Sesquiterpene lactones, trong đó chiếm tới 85% và cũng đóng vai trò quan trọng nhất là chất Parthenolide và các hợp chất Flavonoids.

Nhờ vậy, Cúc ngải vàng chống lại được bệnh đau nửa đầu và cả bệnh thiếu máu não hiệu quả mà không gây hại cho cơ thể theo các cơ chế sau:

-Điều hòa nồng độ Serotonin dẫn truyền thần kinh, giúp điều khiển nhận thức, tâm trạng, khả năng xử lý căng thẳng, giấc ngủ và trí nhớ của cơ thể nhờ đối kháng 5-HT bởi chất Parthenolide có nhiều trong thành phần.

-Ức chế kết tập tiểu cầu giúp ngăn ngừa tình trạng tạo cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu.

-Giảm co thắt cơ trơn mạch máu não và giúp điều hòa co giãn mạch máu ở người bệnh

-Ức chế tổng hợp các Prostaglandin hình thành phản ứng viêm.

Như vậy, nhờ bốn cơ chế chính như trên, Cúc ngải vàng có công dụng lớn trong việc ngăn chặn quá trình sinh cơn đau nửa đầu theo cả hai con đường. Thứ nhất là thương tổn tạo kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau (căng giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu) và thứ hai là tạo ra chất trung gian hóa học (Serotonin, Prostaglandin).

Các dữ liệu thực tế trên lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của Cúc ngải vàng châu Âu. Bắt đầu từ năm 1978, ca đầu tiên được đưa tới công chúng thông qua Tạp chí Sức khỏe Anh Quốc đã mô tả lại tình trạng bệnh của bà cụ 68 tuổi mắc bệnh đau nửa đầu từ khi lên 16. Sau khi sử dụng Cúc ngải vàng được 10 tháng, các cơn đau đầu của bà đã giảm sút hoàn toàn.

Một nghiên cứu khác giữa 17 bệnh nhân thuộc hai nhóm: nhóm sử dụng Cúc ngải vàng và nhóm đối chứng để so sánh cũng đã được đăng tải lên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy các bệnh nhân sử dụng Cúc ngải vàng không chỉ ít bị làm phiền bởi các các cơn đau nửa đầu hơn (cả tần suất lẫn cường độ) mà còn giảm thiểu các chứng đau đầu khác. Sau đó bệnh viện Đại học Nottingham, Anh Quốc cũng đã làm theo dõi nghiên cứu trên 72 bệnh nhân đau nửa đầu để xác nhận lại kết quả điều trị và cho kết quả tương tự.

Nhờ hiệu quả phòng chống đau nửa đầu được khẳng định rõ rệt trên tài liệu khoa học và chứng minh lâm sàng, lại an toàn khi sử dụng lâu dài, Cúc ngải vàng đã và đang được sử dụng trong nhiều chế phẩm y khoa trên khắp thế giới.

Hình 1: Sắc ký đồ GC / MS của EO từ T. cilicium. Các pic trên sắc ký đồ thuộc về các hợp chất chính có hơn 1% thành phần hóa học EO: (1) α -pinene, (2) β -pinene, (3) sabinene, (4) limonene, (5) eucalyptol , (6) α -copaene, (7) camphor, (8) linalool, (9) 4-terpineol, (10) alloaromadendrene, (11) trans-verbenol, (12) α -terpineol, (13) borneol, ( 14) germacrene D, (15) Δ-cadinene, (16) spathulanol, (17) sesquisabinene hydrate, (18) (-) – caryophyllene oxide, (19) nerolidol, (20) cis-caryophyllene, (21) α – cedrene, (22) 8-hydroxylinalool, (23) spathulenol, (24) α -muurolol, (25) α-cadinol, (26) epiglobulol,

Copyright © 2021 Chietxuatduoclieu.com | Designed by CIT
Contact Me on Zalo
0904681087