Dịch vụ chiết xuất dược liệu (nấu cao dược liệu)
Tác giả : IPM Ngày : Tháng Mười 23, 2021 Lượt xem : 5668
Từ lâu ông cha ta đã biết sử dụng các loại cỏ cây thiên nhiên để làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thảo dược đều dễ tìm kiếm và có thể thu hái quanh năm.
Do đó, người ta đã tìm cách thu hái và sử dụng các phương pháp ngâm, ủ, tẩm… nhằm thu được các hoạt chất chính có trong các loại dược liệu để dễ sử dụng cho quá trình bào chế thành phẩm.
Mục đích của việc chiết xuất dược liệu
Hiện nay, trong Đông y sử dụng rất nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu khác nhau, nhưng dù là sử dụng phương pháp nào thì mục đích của chúng vẫn không thay đổi. Các phương pháp này đều nhằm biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh.
- Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: tất cả các loại thảo dược sau khi được tiến hành thu hái và sơ chế qua bằng cách phơi khô hoặc sấy khô đều không tránh khỏi các nguy cơ bị ẩm mốc, sâu mọt do đó, cần có một phương pháp khác giúp loại bỏ các tạp chất gây hại này. Do đó, việc chiết xuất dược liệu chính là khâu quan trọng để loại bỏ chúng ra khỏi dược liệu, đảm bảo chất lượng dược liệu.
- Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc. Đây là những phương pháp chiết xuất phổ thông nhưng rất hiệu quả trong việc bảo quản dược liệu trong thời gian dài, không lo thiếu dược liệu đối với các loài thảo dược không thể thu hái quanh năm. Đặc biệt nó giúp quá trình bào chế thuốc thành phẩm được đơn giản và nhanh gọn hơn.
- Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên. Ví dụ như mạch môn bỏ lõi, ngưu tất bỏ đầu giúp loại bỏ các phần thừa không có tác dụng dược tính để đảm bảo chất lượng dược liệu.
- Giảm bớt độc tính của dược liệu: các thảo dược như mã tiền, bán hạ, hoàng nàn… đều là những cây độc, tuy nhiên hàm lượng dược tính của chúng lại rất cao. Sau khi các thảo dược này qua bào chế loại bỏ các độc tố trong nó thì chúng lại là những dược liệu quý. Chính vì vậy việc bào chế dược liệu trong Đông y là rất quan trọng.
- Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước để dễ đồng hóa, dễ thấm hút. Các vị thuốc như quy, hoàng bá, bạch thược… nếu muốn tăng tính năng của dược liệu thì người ta thường tẩm rượu. Đây cũng là một trong những phương pháp dân gian giúp tăng khả năng dược tính của dược liệu mà Đông y hiện nay vẫn đang sử dụng.
Để chiết xuất dược liệu đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng dược tính thì ông Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói: bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được độ chuẩn xác của việc bào chế dược liệu như việc thái nên dày hay nên mỏng, sao nên già hay non, cắt sao cho dược liệu không bị biến đổi dược tính.
Nhưng với công nghệ chiết xuất dược liệu hiện nay thì những tiêu chuẩn này lại trở nên rất đơn giản. Với hệ thống máy móc hiện đại được thực hiện bán tự động, áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến, các sản phẩm dược liệu sau khi được chiết xuất đều giữ nguyên được 100% hàm lượng dược tính và đảm bảo đúng yêu cầu của từng phương pháp chiết xuất dược liệu.
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu hóa dược IPM nhận gia công chiết xuất dược liệu theo yêu cầu.
——————————————————————————————————————-
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÓA DƯỢC IPM
Trụ sở: Số 8, Ngõ 2, Đ.Ngô Thì Nhậm, P.Quang Trung, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
VPGD: Tầng 4 Newskyline Văn Quán, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Thôn Thượng Phúc – Xã Bắc Hồng – Huyện Đông Anh – Hà Nội.
Điện thoại: 0904.681.087/ 0936.131.848
Email: hoaduocipm@gmail.com
- Trang tiếp theo : Dịch vụ tư vấn gia công sản phẩm tại Châu Âu, Mỹ
- Danh sách trả lại
- Trang trước : Tuyển dụng nhân viên kinh doanh