CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÓA DƯỢC IPM
logohoaduocipm@gmail.com
0904.681.087
Liên hệ

Chiết xuất đậu nành (Soybean extract powder)

Bôt đậu nành (Soybean powder)

 

Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm: 10:1, 20:1, 15-25% glucose, saponin, Axit phytic, Isoflavone, , 15-20% chất béo, 35-45% isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose

Phương pháp kiểm tra: UV / TLC / HPLC, kit K-YBGL

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: Hotline 0904 681 087

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Đậu nành (Glycine max) là một cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Đây là một loại nguyên liệu quan trọng trong chế độ ăn của người dân châu Á và được sử dụng từ rất lâu. Ngày nay, loại đậu này chủ yếu được trồng ở châu Á, Nam và Bắc Mỹ.

Người châu Á thường dùng cả đậu nành tươi và khô hoặc ươm thành mầm đậu nành để chế biến thực phẩm, trong khi đó các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến phổ biến hơn ở nhiều nước phương Tây. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm bột đậu nành, protein đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.

Loại đậu này chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của loại hạt này.

Thơm ngon sữa đậu nành tự chế - VnExpress Cooking

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Hạt đậu này rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm:

Isoflavone

Đây là hợp chất thuộc họ polyphenol chống oxy hóa, isoflavone có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Đậu nành chứa lượng isoflavone cao hơn các loại thực phẩm thông thường khác. Isoflavone là một dưỡng chất thực vật độc đáo, có cấu trúc gần giống với nội tiết tố nữ estrogen. Trên thực tế, isoflavone thuộc nhóm phytoestrogen hay còn gọi là estrogen thực vật.

Các loại isoflavone chính có trong đậu nành là genistein (50%), daidzein (40%) và glycitein (10%).

Một số người sở hữu một loại vi khuẩn đường ruột đặc biệt trong cơ thể có thể chuyển đổi daidzein thành solol. Solol được xem là một chất có lợi cho sức khỏe.

Những người có thể tự tạo ra solol được chứng minh rằng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn từ việc tiêu thụ đậu nành so với những người không thể.

Axit phytic

Được tìm thấy trong các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như kẽm và sắt. Bạn có thể làm giảm lượng axit phytic trong đậu nành bằng cách đun sôi, chế biến hạt đã nảy mầm hoặc lên men.

• Saponin

Một trong những nhóm hợp chất thực vật chính có trong đậu nành, saponin đã được chứng minh có thể giúp giảm cholesterol ở động vật.

Loại hạt này là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, bao gồm:

• Molypden: Đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu.

• Vitamin K1 (hay còn gọi là phylloquinone): Đây là dạng vitamin K được tìm thấy trong các cây họ đậu. Vitamin K1 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

• Vitamin B9: Còn được gọi là folate, loại vitamin này giữ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

• Đồng: Người phương Tây thường có chế độ ăn uống rất ít đồng. Việc thiếu hụt đồng có thể ảnh hưởng xấu đến tim.

• Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Do trong hạt này có chứa hàm lượng axit phytic cao khiến cơ thể kém hấp thụ mangan từ loại đậu này.

• Phốt pho: Đậu nành là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.

• Vitamin B1: Còn được gọi là thiamine, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.

Chất đường bột (Carbohydrate)

Loại hạt này chứa rất ít các chất đường bột, chỉ số đường huyết (GI) của đậu nành nguyên chất rất thấp. Chỉ số này phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Vì có chỉ số đường huyết thấp nên loại hạt này rất phù hợp với các bệnh nhân bị đái tháo đường.

Chất xơ

Đậu nành chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Alpha-galactoside thuộc nhóm sợi gọi là FODMAP, loại sợi này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù gây ra tác dụng phụ khó chịu ở một số người, chất xơ hòa tan trong loại hạt này thường được coi là tốt cho sức khỏe. Chúng được lên men bởi vi khuẩn trong ruột của bạn, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Chất béo

Loại đậu này được phân vào nhóm “hạt có dầu” và được sử dụng làm nguyên liệu để làm dầu đậu nành. Ở dạng hạt khô, hàm lượng chất béo trong loại đậu này xấp xỉ 18% trọng lượng, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, cùng với một lượng nhỏ chất béo bão hòa.

Loại chất béo chiếm ưu thế trong đậu này là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo.

Protein

Đậu này là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất. Hàm lượng protein chiếm 36 – 56% trọng lượng khô của đậu nành. Một cốc (172g) đậu luộc có chứa khoảng 29g protein. Giá trị dinh dưỡng của protein từ loại đậu này là rất có lợi, mặc dù chất lượng không thể cao như protein động vật.

Hai loại protein chính có trong loại đậu này là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein. Tuy nhiên, những protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở một số người.

Việc tiêu thụ protein đậu nành có liên quan đến việc giảm cholesterol một cách lành mạnh.

 

CÔNG DỤNG: Đậu nành - loại 'thịt không xương' giàu protein - VnExpress Sức khỏe

1. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành giúp làm tăng sự hình thành các mô vú ở phụ nữ, theo giả thuyết làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại hạt này cũng có tác dụng bảo vệ nam giới khỏi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Một số hợp chất có trong đậu nành (bao gồm isoflavone và lunasin) có thể cho các tác dụng phòng ngừa ung thư tiềm tàng. Việc tiêu thụ isoflavone từ sớm có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ ung thư vú sau này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác của mối liên quan này.

2. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn xảy ra trong cuộc đời của người phụ nữ khi thời kỳ sinh sản kết thúc, báo hiệu bằng việc chấm dứt kinh nguyệt. Giai đoạn này, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể khiến phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Trong thực tế, phụ nữ châu Á, đặc biệt là phụ nữ Nhật Bản, ít gặp các triệu chứng mãn kinh hơn phụ nữ phương Tây.

Chế độ ăn có nhiều đậu nành ở châu Á có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone, một hợp chất thuộc nhóm estrogen thực vật có trong loại đậu này có thể làm giảm bớt những triệu chứng mãn kinh.

Các sản phẩm làm từ đậu nành không ảnh hưởng lên tất cả phụ nữ theo cơ chế này. Đậu nành dường như chỉ có hiệu quả trên những người sở hữu loại vi khuẩn đường ruột có khả năng chuyển hóa isoflavone thành solol.

Việc hấp thu 135mg isoflavone hằng ngày trong suốt 1 tuần, tương đương với việc tiêu thụ khoảng 68g đậu nành mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh ở những người mà cơ thể có khả năng chuyển đổi daidzein thành equol có hoạt tính estrogen lớn hơn daidzein. Trong khi các phương pháp điều trị nội tiết đã được sử dụng từ lâu để điều trị các triệu chứng mãn kinh thì phương pháp bổ sung isoflavone được sử dụng khá rộng rãi.

3. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Tiêu thụ các sản phẩm từ loại hạt này có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Những tác dụng có lợi này dường như cũng được tạo thành nhờ isoflavone.

Đậu nành còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe, các bạn có thể tìm hiểu thêm về những lợi ích này qua bài Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn

4.Hỗ trợ da đẹp, dáng xinh

Đậu nành từ trước đến giờ vẫn được phái đẹp ưu ái nhờ có nhiều công dụng với làn da và sắc vóc. Đậu nành cung cấp hàng loạt vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, E, PP, B12 nuôi dưỡng tái tạo, ức chế sắc tố melanin, loại bỏ thâm, sạm, cải thiện tình trạng không đều màu, mang đến vẻ trắng sáng cho làn da.

Dưỡng chất isoflavone trong đậu nành còn giúp dưỡng trắng da, ngăn ngừa lão hóa. Bác sĩ Diệp chia sẻ: “Điểm đặc biệt nổi bật khác của đậu nành là có nhiều isoflavone, giúp giữ mô liên kết dưới da và hỗ trợ chuyển hóa hấp thu, bảo vệ tế bào, tham gia vào phòng chống một số bệnh ung thư liên quan đến nội tiết nữ. Ngoài ra, năng lượng trong sữa đậu nành thấp hơn các loại sữa khác, chất đạm cao và chất béo lại thấp nên hỗ trợ cho phụ nữ trong việc kiểm soát cân nặng và vóc dáng”.

Trước đây, tại hội thảo khoa học quốc tế “Đậu nành – Thực phẩm vàng của thế kỷ 21”, tiến sĩ Mark Messina, Khoa Dinh dưỡng, ngành Sức khỏe cộng đồng, đại học Loma Lina, California (Mỹ) khẳng định mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành hoặc sử dụng các món ăn có nguồn gốc từ đậu nành có thể giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, giúp giảm đáng kể nếp nhăn, gia tăng tổng hợp collagen cho làn da phụ nữ thêm tươi trẻ, rạng rỡ. Trong đậu nành có chứa 30% riboflavin và 50% vitamin B12. Đây là 2 loại chất tham gia trực tiếp vào quá trình đốt cháy chất béo, tái tạo thành năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, việc uống sữa đậu nành hằng ngày hỗ trợ hiệu quả cho những ai đang mong muốn có vóc dáng chuẩn.

Liên hệ

Email: hoaduocipm@gmail.com

Tel: 0904.681.087

Nhận Báo Giá
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

      Copyright © 2021 Chietxuatduoclieu.com | Designed by CIT
      Contact Me on Zalo
      0904681087